
Vo gạo quá kỹ
Đây là sai lầm khi chế biến thức ăn dặm mà hầu hết các mẹ đều mắc phải.
Việc vo gạo quá kỹ sẽ làm một hàm lượng cực kì lớn các khoáng chất và vitamin, nhất là vitamin B1 trong gạo bị giảm đi trong quá trình vo gạo. Do đó, mẹ nên vo gạo nhẹ nhàng, tránh vò xát quá kĩ và dùng quá nhiều nước làm mất lớp cám gạo giàu dinh dưỡng.
Sơ chế đồ ăn dặm quá lâu trước khi đem nấu
Rau quả sau khi được thái càng có ít thời gian tiếp xúc với không khí thì càng ít bị mất vitamin. Ngoài ra, rau quả khi được cắt thành miếng to, có ít bề mặt tiếp xúc với không khí hơn thì cũng khó bị mất chất dinh dưỡng hơn so với rau quả thái nhỏ.
Thế nên khi nấu đồ ăn dặm cho con, mẹ nên tránh sơ chế thực phẩm trong thời gian quá dài, bởi nó sẽ làm hao hụt dinh dưỡng trong thức ăn dặm mẹ nhé!
Nêm nhiều gia vị
Sai lầm khi nấu đồ ăn dặm cho trẻ lớn nhất mà các mẹ hay mắc phải chính là nêm nắm, muối cho bé. Trên 1 tuổi bé mới nên tiếp xúc với các loại gia vị. Các loại gia vị dễ làm trẻ bị rối loạn vị giác mà đặt áp lực rất lớn lên thận của bé, khiến thận phải hoạt động quá tải.
Hãy nêm gia vị dành riêng cho bé, mẹ nhé!
Quá ưu tiên đạm
Đây là sai lầm khi chế biến thức ăn dặm mà hầu hết các mẹ đều mắc phải.
Nhiều mẹ nấu bột cứ cho thật nhiều thịt, cá, trứng… và nghĩ như thế mới đủ chất nhưng lượng đạm quá nhiều lại làm bé dễ rối loạn tiêu hóa. Cần biết rằng lượng đạm chính yếu cung cấp cho bé lúc này vẫn là từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Mẹ không cần ép bé ăn thêm thịt, cá, trứng quá nhiều trong giai đoạn đầu ăn dặm nhé!
Vì vậy mẹ cần cho con ăn đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng. Muốn tốt cho con mẹ cần kết hợp hài hòa giữa chất xơ và chất đạm trong việc chế biến thức ăn cho bé.
Cứ nghĩ dầu mỡ sẽ “hại”
Thời hiện đại, khi quá nhiều người lớn mắc các bệnh về thừa cân, béo phì, thừa cholesterol, tim mạch…, một số mẹ dễ bị “ám ảnh” rằng dầu mỡ có hại, từ đó “kiêng” luôn cho con mình. Thực tế, trẻ nhỏ cần lượng chất béo rất nhiều để phát triển trí não, thể chất. Chất béo này có trong sữa, mỡ động vật (mỡ cá, mỡ heo, mỡ gà…), dầu thực vật các loại. Nên cho trẻ ăn đủ cả dầu thực vật lẫn mỡ động vật theo đúng lượng quy định. Không nên vì mẹ ngán ngại mỡ heo, chỉ ăn toàn nạc nên cho trẻ cũng ăn như vậy, sẽ thiếu chất béo ở con.
Nghiền nát mọi thức ăn
Các mẹ lưu ý rằng, việc nghiền nhuyễn, xay nhuyễn này sẽ khiến bé không được học nhai, không cảm nhận được mùi vị thức ăn, dẫn đến dễ biếng ăn và hệ tiêu hóa không phát triển hoàn thiện. Do đó, khi đi học nhà trẻ, chỉ cần ăn thức ăn lợn cợn là bé nôn ngay.
Cách làm đúng: Trừ vài tuần lễ đầu tiên cho bé ăn bột nhuyễn để làm quen, mẹ nên băm nhuyễn thay vì xay, sau đó tăng dần kích thức của nguyên liệu lên. Những loại thực phẩm cực mềm như khoai lang, đu đủ, chuối, có thể dằm (nhưng vẫn để thành nguyên từng miếng bé xíu) cho bé tự bốc, tự tập nhai dần.
Nấu một nồi rồi hâm đi hâm lại
Nhiều mẹ do không có thời gian, hay có thói quen nấu một nồi cháo có đầy đủ thịt, rau từ sáng rồi để bé ăn cả ngày, đến bữa nào lại lấy ra hâm lại. Với cách này, bé không chỉ rất ngán vì món ăn lặp đi lặp lại, mà rau củ cũng giảm chất lượng, mất vitamin sau những lần hâm.
Cách làm đúng: Mẹ chỉ nấu một nồi cháo không và để sẵn nhiều loại nguyên liệu như thịt cá, rau củ riêng biệt. Đến mỗi bữa, để tiết kiệm thời gian, mẹ có thể múc lượng cháo vừa đủ ra, cho lên bếp nấu, sau đó mới cho nguyên liệu thịt cá, rau củ vào. Mỗi bát cháo của bé sẽ có vị khác biệt và tươi ngon, kích thích bé ăn ngon miệng.
Hy vọng bài viết trên đây của Góc Ẩm Thực sẽ giúp ích cho bố mẹ trong việc nuôi con.
Hãy là những bố mẹ thông thái nhé!