Bánh mì chiên giòn ngào đường thích hợp để ăn vặt lúc rảnh rỗi hoặc ăn chống đói, bánh mì chiên tôm là một sáng tạo trong ẩm thực, với sự kết hợp giữa bánh mì và tôm đã tạo nên một món ăn vặt hết sức thú vị. Ở bài viết này, hãy cùng chúng mình vào bếp thực hiện sự kết hợp này xem sao nhé.
Nguyên liệu làm Bánh mì ngào đường
- Bánh mì sandwich 200 gr
- Dầu ăn 300 ml
- Đường 100 gr
- Nước lạnh 2 muỗng canh

Ảnh minh họa
Cách chế biến Bánh mì ngào đường
Bước 1: ᴄắᴛ bánh mì

Ảnh minh họa
ᴄắᴛ bánh mì thành những hình que nhỏ dễ ăn hoăc bạn có thể cắt thành hình ô vuông nhỏ như cục kẹo cũng được.
Bước 2: Chiên bánh mì
Đặt chảo lên bếp, rồi bật lửa cho đến khi chảo nóng đều thì đổ dầu ăn vào.

Ảnh minh họa
Đợi đến khi dầu nóng, bạn cho lần lượt từng lượng nhỏ bánh mì vào chiên dần, đến khi giòn và vàng đều thì vớt ra để ráo dầu.
Bước 3: Ngào đường với bánh mì
Đặt một chảo chống dính lớn lên bếp, sau đó cho vào 100g đườɴg và 2 muỗng canh nước lạnh. Đun lên cho đường tan đều ra, cho đến khi nó sôi lên thì vặn lửa nhỏ lại.
Cho bánh mì vừa mới chiên giòn vào chảo đường. Đảo đều tay để đường bám đều lên bánh mì cho đến khi đường khô tгắng lại, bám đều lên bánh mì thì tắt bếp.

Ảnh minh họa
Để bánh ở ngoài một tí cho nguội, bánh sẽ giòn và ngon hơn, Cuối cùng chỉ là cho lên đĩa, trang trí thật đẹp rồi đem đi thưởng thức thôi.
Bước 4: Thành phẩm

Ảnh minh họa
Vậy là chỉ qua bài bước đơn giản thôi, mà những chiếc bánh mì cũ kĩ cũng có thể trở thành một món ăn vặt đặc sắc mới lạ, giòn ngon kích thích người nhìn.
Cách bảo quản: Nếu ăn chưa hết hay chưa ăn ngay bạn nên có phương pháp bảo quản để bánh mì giữ được độ giòn và ngon. Sau đây là một vài cách bảo quản món bánh mì ngào đường này.
Bánh sau khi ngào đường nên để ngoài cho nguội rồi bỏ vảo bọc nilon hay gói kín bằng giấy. Để chúng ở nơi khô thoáng tránh bị dính nước hay khí ẩm để giữ bánh luôn giòn, không bị ỉu hay làm đường tan chảy ra.
Gói kín cho vào tủ lạnh cũng là một phương pháp giữ khô, làm giòn hiệu quả.
Nếu lỡ để bánh ỉu, bạn có thể xao lại với chảo để bánh giòn lại.
Mẹo để bạn chiên giòn bánh

Ảnh minh họa
Để chảo nóng đều rồi mới cho dầu vào. Lượng dầu cho vào phải khá nhiều để bánh được đều màu hơn (thật ra cho nhiều dầu vào lại giúp bạn tiết kiệm được dầu hơn và giúp bánh không bị ᴄʜáʏ so với việc bạn bỏ ít dầu).
Sau khi cho dầu vào tuyệt đối không cho bánh vào ngay mà hãy đợi dầu nóng thật sự đã.
Chia bánh thành nhiều phần, cho vào chảo chiên lần lượt từng phần đó. tránh việc bánh quá nhiều không lật đều và vớt bánh ra không kịp, bánh của bạn sẽ bị ᴄʜáʏ trông không bắt mắt lắm đâu nhé.
Nguyên liệu làm Bánh mì chiên tôm
- Bánh mì 150 gr (khoảng 4 ổ)
- Tôm sú tươi 300 gr
- Bột năng 50 gr
- Trứng gà 2 quả
- Bột mì 100 gr
- Bột gạo 50 gr
- Tôm khô 40 gr
- Ớt băm 5 gr
- Tỏi băm 10 gr
- Dầu ăn

Ảnh minh họa
Cách chọn tôm ngon:
Tôm tươi thường có phần thân hơi cong, thịt căng chắc, tuy nhiên tôm không to và dày thịt khác thường.
Tôm tươi có chân trong suốt, dính chặt vào thân. Những chân tôm đã chuyển sang màu thâm đen, có cảm giác lỏng lẻo không dính chặt vào thân tôm thì đây chính là tôm ươn.
Tôm tươi thường có phần đuôi xếp gọn lại với nhau, còn tôm đã được đánh bắt lâu và bị ướp các chất bảo quản thì bạn sẽ thấy tôm có đuôi bị xòe ra hoặc lỏng lẻo và mất vây đuôi.
Lưu ý: Bạn có thể dùng bánh mì Việt Nam hoặc bánh mì sandwich, tuy nhiên bánh mì Việt Nam sẽ có hương vị thơm ngon và chuẩn vị hơn.
Cách chế biến Bánh mì chiên tôm
Bước 1: Sơ chế tôm tươi

Ảnh minh họa
Tôm tươi rửa sạch rồi cắt râu để cho ráo nước.
Ngoài loại bỏ râu tôm thì phần chỉ tôm và phân ở đầυ tôm cũng là những thứ có nhiều sạn và cát nên cần phải được loại bỏ nhưng nếu muốn giữ lại đầυ tôm để tôm có hình dạng đẹp mắt thì thực hiện cách sau:
Tôm sơ chế bằng cách bẻ nhẹ nhàng phần đầυ tôm rồi nặn phần phân tôm ra. Lấy tay nắm phân tôm ra tuốt nhẹ để lấy phần chỉ tôm ra.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Ảnh minh họa
Bánh mì bạn có thể cắt thành nhiều hình dạng như bổ dọc theo thân bánh mì, hay bổ dọc rồi cắt đôi hoặc cắt xéo miếng dày khoảng 3cm tùy theo sở thích.
Cho 40g tôm khô vào nước ấm ngâm 15 phút cho mềm, sau đó vớt ra rửa sơ qua nước lạnh cho sạch bụi, cát bẩn rồi giã nhuyễn.

Ảnh minh họa
Mẹo: Để cắᴛ bánh mì đẹp mắt và không bị xẹp bánh bạn lật úp bánh mì và ᴄắᴛ bằng ᴅᴀᴏ sắc nhé!
Bước 3: Pha bột
Lấy một tô lớn, cho vào 100g bột mì, 50g bột năng, 50g bột gạo, 2 quả trứng gà hòa tan cùng 200ml nước lọc.

Ảnh minh họa
Thêm 10g hành tím băm, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột nêm, 1/2 muỗng cà phê tiêu và khuấy đều rồi để bột nghỉ khoảng 10 phút.
Bước 4: Chiên bánh

Ảnh minh họa
Sau 10 phút bột nghỉ xong, bạn nhúng lát bánh mì đã cắt xéo sao cho bột phủ đều hai mặt rồi gắp lên để cho bột chảy bớt.

Ảnh minh họa
Tiếp đó nhúng tôm vào tô bột rồi đặt lên miếng bánh mì.

Ảnh minh họa
Làm nóng chảo dầu rồi lần lượt cho từng miếng bánh mì có đặt tôm tươi lên vào chảo dầu. Để lửa nhỏ và lật đều 2 mặt cho đến khi vàng đều 2 mặt thì vớt ra để ráo dầu.
Bước 5: Làm nước chấm

Ảnh minh họa
Cho vào chảo 2 muỗng canh dầu ăn rồi phi thơm 10g tỏi băm, 10g hành băm, 5g ớt băm nhỏ.

Ảnh minh họa
Tiếp đó cho 40g tôm khô đã giã nhuyễn vào xào chín rồi cho thêm 2 muỗng canh tương ớt, 2 muống canh sa tế cùng 30ml nước lọc và 1 muỗng canh đường vào khuấy đều.
Đun trên lửa nhỏ đến khi hỗn hợp hơi sệt lại thì tắt bếp.
Bước 6: Thành phẩm

Ảnh minh họa
Vậy là món ăn của chúng ta đã hoàn thành rồi. Bạn hãy dọn ngay ra đĩa cùng rau xà lách rồi thưởng thức với gia đình hay bạn bè đi nào. Miếng bánh mì giòn rụm cùng con tôm dai mềm và nước sốt sa tế cay cay thơm nức mũi, thật là tuyệt vời.