Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ em. Đây là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa của bé không khỏe mạnh do bị thiếu hụt lợi khuẩn.
Trẻ bị táo bón lâu ngày sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như gặp khó khăn trong việc điều trị các mẹ ạ!
Một vài chia sẻ dưới đây của Góc Ẩm Thực chắc chắn sẽ cực kỳ hữu ích cho những mẹ khi con gặp phải trường hợp trên đó nha!
Cùng tham khảo nhé!
Táo bón là gì?
Táo bón là bệnh về đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em, thống kê cho thấy có ít nhất khoảng 30% trẻ bị táo bón cần được quan tâm.
Táo bón là tình trạng đi tiêu không thường xuyên (<3 lần/ tuần) hoặc đi tiêu đau, khó khăn, có thể gây khó chịu, căng thẳng cho bệnh nhi và gia đình.
Vì vậy điều quan trọng là nhận biết sớm để ngăn chặn tình trạng táo bón kéo dài (mãn tính).
Dấu hiệu của bệnh táo bón ở trẻ
Theo tiêu chuẩn của NICE 2010, chẩn đoán của táo bón được xác định nếu có ≥ 2 tiêu chí sau:
- Có <3 lần đi tiêu trọn vẹn trong tuần.
- Phân cứng và to, phân dê, hoặc phân rất to, đi không thường xuyên, muốn làm nghẹt toilet.
- Khó chịu, căng thẳng khi đi tiêu.
- Phân cứng gây chảy máu hậu môn.
- Rặn, hành vi nín giữ phân.
- Tiền căn hoặc hiện tại có nứt hậu môn, tiền căn đau khi đi tiêu và chảy máu do phân cứng.
- Trẻ sơ sinh quấy khóc, lười ăn.
Hậu quả của bệnh táo bón ở trẻ
Trẻ bị táo bón lâu ngày không được điều trị tích cực có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng dưới đây:
- Biếng ăn
Khi bị táo bón, trẻ nhỏ sẽ rất đau và khó chịu. Thêm vào nữa, việc ăn vào nhưng không đi đại tiện được thường gây cảm giác đầy chướng bụng. Kết hợp những yếu tố trên tạo ra chứng biếng ăn ở trẻ mắc chứng táo bón.
- Kém hấp thụ
Các bé bị táo bón dẫn đến kém hấp thụ. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến suy dinh dưỡng, làm giảm đề kháng và trẻ dễ bị ốm vặt.
- Tích tụ độc tố trong cơ thể
Trẻ bị táo bón thường rất khó để đi đại tiện mỗi ngày, khi đó chất độc sẽ còn tồn đọng lại, ảnh hưởng đến các cơ quan bên trong cơ thể.
- Mắc trĩ nội, trĩ ngoại
Khi táo bón kéo dài ở trẻ sẽ làm xuất hiện bị bệnh trĩ ở trẻ nhỏ do hiện tượng tăng áp lực ổ bụng vì luôn gắng sức rặn khi đi tiêu làm cho các búi trĩ càng ngày càng to ra, mỗi lần đi tiêu và thường có máu kèm theo phân.
- Gây nứt kẽ hậu môn
Đây là tình trạng đau đớn nhất do táo bón kéo dài ở trẻ em gây ra. Phân lâu ngày tích trữ trong đại trực tràng trở nên to dần và rắn chắc. Khối phân lớn hơn độ dãn nở của ống hậu môn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nứt kẽ hậu môn. Khi gặp biến chứng này trẻ không chỉ đại tiện máu mà còn rất đau đớn. Phân cứng khiến trẻ sơ sinh táo bón phải rặn trong mỗi lần đi đại tiện và gây chảy máu ở hậu môn. Nếu chảy máu nhiều mà không được khắc phục sớm, có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu.
- Xuất huyết đại tràng
Táo bón kéo dài có thể dẫn đến xuất huyết đại tràng, lâu ngày dẫn đến xuất huyết trực tràng gây nguy hiểm cho trẻ.
- Viêm ống hậu môn trực tràng, áp-xe hậu môn, rò hậu môn
Khối phân cứng nên gây ra sang chấn, viêm nhiễm vùng niêm mạc trực tràng, ống hậu môn cho nên làm tăng nguy cơ gây viêm nhiễm trùng, áp-xe hậu môn, trực tràng, rò hậu môn sau này ở trẻ.
- Tắc ruột
Do phân ứ đọng lâu ngày trong đại trực tràng nên càng ngày nó càng rắn và có thể gây ra hiện tượng bán tắc ruột hoặc tắc ruột, với các biểu hiện như: đau bụng từng cơn xảy ra liên tục, bụng chướng, không đánh hơi hoặc đi tiêu được.

- Tăng áp lực trong ruột
Tăng ứ đọng phân, dịch trong lòng ruột thừa khiến cho trẻ có nguy cơ dễ bị viêm ruột thừa. Mặt khác, khi táo bón dài ngày còn làm cho ruột già bị suy yếu, giãn ra tạo thành các túi thừa đại tràng và có nguy cơ thủng ruột.
Cách điều trị bệnh táo bón ở trẻ
Bổ sung lợi khuẩn
Phương pháp đúng đắn nhất để đẩy lùi chứng táo bón ở trẻ là BỔ SUNG LỢI KHUẨN giúp trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Thay vì bổ sung lợi khuẩn thường thì bào tử lợi khuẩn INFA Pro được coi là chìa khóa vàng xử lý các vấn đề về rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ, trong đó có bệnh táo bón, từ đó giúp hệ miễn dịch của trẻ khỏe mạnh.
“Trên thị trường hiện nay có men vi sinh INFA PRO được các chuyên gia y tế đánh giá cao. Đây là men vi sinh đa chủng chứa 2 chủng bào tử lợi khuẩn mạnh nhất là Bacillus clausii, Bacillus subtilis. Sử dụng bào tử lợi khuẩn INFA PRO không chỉ có tác dụng tiêu hóa thức ăn mà còn có tác dụng tiêu diệt hoặc ức chế những vi sinh vật gây bệnh. Sau đó bào tử lợi khuẩn INFA PRO sẽ tạo ra các vitamin có lợi giúp trẻ hấp thu thức ăn, kích thích hệ miễn dịch của đường tiêu hóa phát triển lên”.
Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học
Chất xơ có tác dụng rất tốt trong việc trị táo bón ở trẻ nhỏ. Khi vào ruột, chất xơ hút nhiều nước, trương nở giúp tăng khối lượng của phân và kích thích nhu động ruột làm tăng co bóp để tống phân ra ngoài. Chất xơ cũng là môi trường để vi khuẩn lên men sử dụng làm thức ăn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đảm bảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Vì vậy, mẹ nên được tăng cường chất xơ trong mỗi bữa ăn của trẻ (100g – 300g hoa quả và 100g – 300g rau xanh 1 ngày, tùy theo tuổi của trẻ).
Trong chế độ ăn dành cho trẻ bị táo bón nặng cần bổ sung nước cũng như chất xơ một cách hợp lý:
- Đối với trẻ đang bú mẹ: thì nên cho trẻ bú sữa mẹ vì sữa mẹ có chứa thành phần cân bằng chất béo và protein, chất xơ, nước… Điều này khiến phân của bé luôn luôn mềm, ngay cả khi bé không đi vệ sinh trong một hoặc hai ngày.
- Đối với trẻ ăn dặm: Trong giai đoạn tập ăn dặm, các món như bột sữa, bột ngũ cốc, cháo ngũ cốc… thường thiếu chất xơ. Việc trẻ được cho ăn những thức ăn này quá sớm có thể khiến bé bị táo bón.
- Trẻ lớn hơn: Nên tập cho trẻ có thói quen uống nhiều nước cũng như ăn nhiều rau củ quả cũng như tránh việc nhịn đi ngoài để đảm bảo trẻ không bị táo bón.
Ngoài ra nên dạy cho trẻ có thói quen đi vệ sinh không được nhịn.
Massage bụng cho bé

Mẹ chỉ cần dùng 3 ngón tay giữa chụm lại, đặt lên vùng bụng xung quanh rốn. Bạn xoa nhẹ với lực ấn vừa đủ để cảm thấy hơi cứng theo chuyển động tròn xung quanh rốn. Điều này khiến thức ăn khó tiêu còn trong bụng sẽ mềm ra và chuyển động xuống hậu môn. Thực hiện mỗi lần 3 phút để kích thích trẻ đi ngoài.
Cho trẻ vận động thường xuyên
Trẻ bị táo bón có thể bị thiếu năng lượng và trở nên kém hoạt bát. Tuy nhiên, vận động thường xuyên lại rất quan trọng, giúp thức ăn di chuyển dọc theo ruột. Việc sử dụng các cơ ở lưng, bụng và đùi giúp ích cho hoạt động của ruột.
- Với trẻ sơ sinh thì tập cho các bé các động tác nhẹ nhàng bao gồm các bài tập về tay, chân.
- Với trẻ lớn hơn thì khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời cũng như tham gia các môn thể thao, tránh việc để cho trẻ ngồi quá lâu trước màn hình tivi hay điện thoại.
Chúc các bé luôn khỏe mạnh!