Dinh dưỡng “chuẩn” cho bà bầu trong suốt thai kì chắc hẳn luôn là dấu hỏi lớn cho các ông chồng yêu vợ cũng như chính các bà mẹ. Bởi vì dinh dưỡng của mẹ là vô cùng quan trọng với sức khỏe và sự phát triển của con sau này. Có thể nói “Mẹ ăn gì- con ăn nấy“. Vậy, thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu như thế nào là hợp lý và đảm bảo nhất? Chúng ta hãy cùng nhau tìm câu trả lời trong bài viết này.
Dinh dưỡng cho bà bầu như thế nào là hợp lý?
Thời gian mang thai cần có sự đa dạng các loại thực phẩm:
Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, các loại đậu (đậu cô ve, đạu tương, đậu lăng..)
Bổ sung ngũ cốc vào chế độ ăn hàng ngày (khoai, bánh mì,…)
Ăn nhiều các loại thực phẩm giàu đạm như: thịt nạc, cá (các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp như: cá cơm, cá trích, cá bống, cá hồi và cá mòi), các loại thịt gia cầm.
Uống nhiều nước, không nên uống nước khi thấy khát mà nên bổ sung nước thường xuyên trong ngày.
Sữa và các sản phẩm từ sữa cũng cần được quan tâm và lưu ý để bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng cho cả thai kỳ.
Thực đơn dinh dưỡng hợp lý cho bà bầu.
Ở giai đoạn đầu, mỗi ngày bà bầu cần thêm 300 calo trong chế độ ăn uống, 600 calo trong 3 tháng tiếp theo và 900 calo mỗi ngày ở 3 tháng cuối.
Một số đồ ăn nhẹ mà các bà mẹ nên ăn trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ: bánh mì nâu hoặc bánh mì nho khô, quả táo, cam, chuối, hoặc dâu tây, quả trứng luộc, sữa chua….
Sữa chua là thứ đồ ăn nhẹ rất tốt cho bà bầu.
Trong thời gian tiếp theo các bà mẹ cần ăn lượng tăng nhiều hơn bình thường cả về số lượng và số lần.
Thời gian thai nghén, các bạn sẽ cảm thấy chế độ ăn uống của bạn thay đổi so với bình thường. Bạn có thể sẽ thèm ăn một số món khác mọi ngày, đặc biệt là thèm chua như các loại quả: xoài, cam quýt, bưởi, mận, cóc, sấu,…
Các loại quả chua được bà bầu yêu thích khi mang thai.
Sự thèm ăn của bạn sẽ tăng lên rõ rệt. Nếu bạn thấy bị ợ nóng hoặc đầy bụng sau khi ăn, bạn nên chia nhỏ hơn nữa bữa ăn của mình.
Một số vitamin và khoáng chất bạn nên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình:
Thời gian ốm nghén là thời kỳ mà bạn có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn nôn. Tuy nhiên bạn đừng lo lắng về vấn đề này vì đây là những thay đổi sinh lý tự nhiên. Khi bạn bị nôn sau ăn thì bạn cần phải bổ sung thêm nhiều loại vitamin để cung cấp cho cơ thể cũng như thai nhi và cần bổ sung vitamin theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Axit folic:
Đây là một trong những vitamin cực kỳ quan trong trong ba tháng đầu của thai kỳ. Nếu thiếu chất này em bé sinh ra có khả năng cao bị bệnh có liên quan tới dị tật bẩm sinh ống thần kinh như nứt đốt sống,…
Bổ sung axit folic vào chế độ ăn hàng ngày.
Các thực phẩm chứa nhiều axit folic: ngũ cốc, gan động vật, rau màu xanh đậm,… Bác sĩ khuyên bạn nên bổ sung vitamin này hàng ngày cho đến khi bạn mang thai được ba tháng.
Canxi
Canxi là khoáng chất vô cùng quan trọng mà các bà bầu cần bổ sung.
Thực phẩm giàu canxi không phải có sữa.
Canxi có nhiều trong cải chíp, con hàu, chuối, kiwi, súp lơ xanh, rau chân vịt…
Sắt
Thực phẩm giàu sắt.
Sắt có nhiều trong gan động vật, tôm cua, vừng, đậu xanh, rau muống…,
Iốt
Là khoáng chất không thể thiếu cho quá trình phát triển của trẻ, nó vô cùng cần thiết cho sự phát triển não bộ và chức năng tuyến giáp được hình thành của bé.
Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu – Tảo bẹ là thực phẩm giàu iot.
Iot có trong các loại thực phẩm: tảo bẹ, tảo tía, rau chân vịt, rau cần, cá biển, muối biển, trứng gà, cải thảo,…
Lưu ý:
Nếu bạn là một người ăn chay hoặc mắc các bệnh sau: tiểu đường, tiểu đường thai kỳ, thiếu máu, hoặc nếu bạn đã từng bị sinh non thì hãy nói rõ điều này với bác sĩ của bạn. Bạn cần phải được bổ sung các loại thực phẩm giàu Vitamin A (gan, cá biển, bơ, trứng, sữa) với số lượng hợp lý.
Thực phẩm mà bà bầu nên tránh:
Không chỉ cần chú ý tới thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu mà các bạn cũng cần để ý xem loại thực phẩm nào bà bầu nên kiêng khem trong thời gian mang thai để sức khỏe được đảm bảo nhất.
-Có một số loại thực phẩm tuy chứa nhiều dưỡng chất nhưng lại được nhận xét là không an toàn cho sự phát triển của thai nhi: hải sản, sushi, cá..
Cá có thể chứa độc tố thủy ngân.
Cá là một nguồn thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất nhưng chúng ta vẫn cần đề phòng bởi mức độ thủy ngân có trong cá khá cao. Nên ăn các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp như: cá cơm, cá trích, cá bống, cá hồi và cá mòi.
Còn có một số loại thực phẩm khác như: pate, thịt tái, trứng trần, mem chua, trứng vịt lộn… tất cả đều là những thực phẩm giàu dưỡng chất nhưng không hề an toàn bởi nó có thể chứa các vi khuẩn gây hại cho bạn và cho con.
Ngoài ra, bà bầu đặc biệt phải tránh xa các loại thực phẩm có chứa chất kích thíchnhư: Rượu, bia, cà phê, thuốc lá…
Không sử dụng các loại đồ uống và sản phẩm có chất kích thích khi đang mang thai.
Nói không với chúng để bảo vệ sức khỏe của con trẻ ngay từ bây giờ nếu bạn có tiền sử dùng các loại chất kích thích này.
-Bạn cũng cần có một lưu ý nho nhỏ về việc ăn kiêng. Thực chất, chế độ ăn kiêng không đảm bảo bạn được cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất đầy đủ. Điều này sẽ gây những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bạn cũng như sự phát triển của trẻ nhỏ. Bạn nên nhớ rằng, tăng cân là một trong những dấu hiệu tích cực cho thấy bạn đang có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh.
-Tuy rằng tăng cân là tốt nhưng bạn cũng nên giữ cho mình cân nặng hợp lý bởi lẽ tăng cân tốt nhất đó là tăng từ từ. Cân nặng của bạn nên tăng trong khoảng 11 đến 14 kg, 18 đến 20 kg nếu bạn đang mang thai đôi.
-Ngoài ra, bạn cũng nên tập trung vào một chế độ ăn uống lành mạnh các thực phẩm gồm nhiều tinh bột,nên ăn nhiều trái cây, rau
Những thực phẩm mẹ bầu không nên ăn nhiều.
, thực phẩm giàu protein, sữa và thực phẩm từ sữa để cung cấp đầy đủ canxi cho hai mẹ con…
-Lưu ý rằng dinh dưỡng cho bà bầu không nên bao gồm các loại thực phẩm và đồ ăn nhẹ nhiều muối, nhiều chất béo và đường như: đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, bim bim,…
Bạn cũng nên trang bị cho mình những bài tập thể dục phù hợp cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý để có những chuẩn bị thật tốt và kỹ lưỡng để chào đón thiên thần nhỏ của mình ra đời.